TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG VẮC XIN GIA NGUYỄN
Nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tiêm chủng của người dân ở khu vực huyện Chương Mỹ và các vùng lân cận, TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG VẮC XIN GIA NGUYỄN được Sở Y tế cấp phép từ tháng 5/2020 với đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, với tay nghề cao, thái độ phục vụ tận tâm, trách nhiệm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân khu vực Chương Mỹ và các vùng lân cận.
Trung tâm Tiêm chủng Gia Nguyễn tự hào là đơn vị tiêm chủng sở hữu hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn GSP, hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2-80C. Kho lạnh được trang bị đầy đủ các thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động hiện đại, hệ thống cảnh báo kịp thời khi nhiệt độ vượt ra khỏi ngưỡng cho phép, kênh tiếp nhận thông tin cảnh báo đa dạng, đảm bảo tất cả các loại vắc xin luôn được bảo quản một cách tốt nhất.
Dịch vụ tiêm chủng
Danh mục vắc xin
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Trả lời: Khoa học đã chứng minh rằng tiêm cho trẻ nhiều loại vắc xin cùng lúc không gây tác dụng phụ lên hệ thống miễn dịch của trẻ. Trẻ tiếp xúc với hàng trăm chất ở bên ngoài kích thích đáp ứng miễn dịch hàng ngày, như ăn thức ăn cũng sản sinh ra kháng nguyên trong cơ thể và vi khuẩn sinh sống ở miệng và mũi. Trẻ tiếp xúc với kháng nguyên từ cảm cúm thông thường hoặc viêm họng nhiều hơn là từ vắc xin. Khi cho trẻ tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc, mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, trẻ cũng sẽ sớm hoàn thành lịch tiêm chủng và quan trọng là hạn chế số lần tiêm, vốn là điều trẻ rất sợ.
Trả lời: Chào bạn, phụ nữ mang thai cần tiêm vắc xin uốn ván để phòng bệnh uốn ván cho mẹ và phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho con. Tiêm 2 liều: Liều 1 tiêm khi phát hiện có thai – thường tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ, liều 2 cách liều 1 ít nhất 01 tháng, nhưng phải trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.
Trả lời: Đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan.
Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được hiệu quả nếu tiêm sau 7 ngày.
Trả lời: Não mô cầu có 13 chủng huyết thanh. Trong đó, các chủng huyết thanh A, B, C, W và Y thường gặp nhất và nguy hiểm nhất. Vắc xin viêm não mô cầu Mengoc BC: Giúp phòng bệnh viêm não mô cầu tuýp B và tuýp C. Loại vắc xin này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi tới người lớn 45 tuổi, tiêm 2 liều cách nhau 6 – 8 tháng và không có lịch tiêm nhắc lại; Vắc xin viêm não mô cầu Menactra: Giúp phòng ngừa viêm não mô cầu 4 tuýp A, C, Y, W-135. Với trẻ 9 – 24 tháng tuổi, được tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 3 tháng; với người từ 2 – 55 tuổi: tiêm 1 liều. Do vậy, để phòng bệnh viêm não mô cầu cần phải tiêm cả 2 loại vắc xin trên.
Trả lời: Hệ thống tiêm chủng vắc xin Gia Nguyễn luôn nỗ lực cung cấp đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn bao gồm cả phụ nữ chuẩn bị mang thai.
Trả lời: Không đúng.Hiện không có bằng chứng khoa học về việc tiêm nhiều loại vắc xin gây gia tăng bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Việc quan sát thấy rằng số vắc xin đưa vào tiêm chủng tăng lên thì đồng thời có sự gia tăng số ca tự kỷ ở trẻ nhỏ, thì không thể kết luận là tiêm nhiều loại vắc xin gây gia tăng bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ, vì có nhiều sai số và yếu tố nhiễu ảnh hưởng đến quan sát này do không có nhóm so sánh. Nếu suyluận nhưvậy, cũng có thể kết luận là sự gia tăng số điện thoại di dộng bán ra (và nhiều gia tăng khác) cũng là nguyên nhân gây gia tăng bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Trên thực tế hàng ngày trẻ phơi nhiễm với rất nhiều vi sinh vật ký sinh ở mũi họng, qua không khí, qua ăn uống. Các vắc xin phối hợp nhiều kháng nguyên (vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1) đã được các thử nghiệm lâm sàng chứng minh về tính an toàn và hiệu quả.
Chúng tôi có cung cấp. Tuy nhiên để chắc chắn thời điểm bạn đến tiêm còn vắc xin, bạn nên gọi điện đến Hotline đặt hàng trước.
Trả lời: Khoảng cách các mũi còn tùy thuộc vào từng loại vắc xin. Về nguyên tắc 2 vắc xin sống giảm độc lực (vắc xin sởi-quai bị-rubella, vắc xin thủy đậu,…) có thể tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm chủng. Trong trường hợp không tiêm đồng thời thì nên cách một khoảng cách tối thiểu là 4 tuần.
Đối với các vắc xin bất hoạt (viêm gan B, viêm não mô cầu…) có thể tiêm cùng một thời điểm hoặc cách nhau 2 tuần.
Nhìn chung, vắc xin chỉ có khoảng cách tối thiểu và không có khoảng cách tối đa.
Nhìn chung, việc dùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với các loại vắc xin, trừ vắc xin thương hàn uống. Do đó, có thể sử dụng đồng thời vắc xin và thuốc kháng sinh khi tổng trạng sức khỏe của trẻ/người được tiêm bình thường.
Tuy nhiên, trong trường hợp bé đang bị sốt, cảm cúm, đặc biệt là mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính, các bác sĩ khám sàng lọc sẽ chỉ định hoãn tiêm, chờ đến khi trẻ hồi phục sức khỏe mới tiến hành tiêm cho bé.
Trả lời: Về nguyên tắc, tiêm chủng có thể áp dụng trọn đời. Nếu trẻ đã 4 tuổi mà chưa tiêm đủ lịch tiêm dưới 24 tháng thì có thể tiêm các mũi sau: Bạch hầu – ho gà – uốn ván (Adacel) hoặc Bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt (Tetraxim), Viêm gan B, Viêm gan A, Sởi – quai bị – rubella, Cúm, Thương hàn, Viêm màng não AC và viêm não Nhật Bản, thủy đậu. Bố mẹ lưu ý khi đi tiêm chủng cho bé nên mang sổ tiêm chủng để bác sĩ có thể tư vấn tốt nhất.
Trả lời: Vắc xin Quinvaxem và Pentaxim khác nhau về thành phần phòng bệnh. Quinvaxem được sản xuất tại Hàn Quốc phòng các bệnh: ho gà – bạch hầu – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi, viêm màng não do HIB. Pentaxim được sản xuất tại Pháp phòng các bệnh: ho gà – bạch hầu – uốn ván – bại liệt – viêm phổi, viêm màng não do HIB.
Trả lời: Đây là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh sau khi đưa con đi uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do vi rút Rota bị nôn trớ hỏi. Vắc xin Rota có độ bám dính cao vào niêm mạc ruột sau khi uống, do đó nếu bị nôn trớbé không cần uống lại mà chỉ cần uống liều tiếp theo. Hơn nữa chưa có nghiên cứu về độ an toàn khi uống lại vắc xin Rotarix cũng như Rotateq nếu trẻ bị nôn trớ.
Trả lời: Ở độ tuổi của bác, cơ thể có những biến đổi làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể . Vì vậy bác vẫn nên tiêm phòng một số bệnh mà người cao tuổi có thể gặp như: viêm gan B, cúm…để cơ thể được khỏe mạnh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi.
Trung tâm VNVC luôn cố gắng cung cấp đầy đủ các loại vắc xin, bao gồm cả vắc xin khan hiếm như 6 trong 1 (Infanrix Hexa – Bỉ). Vắc xin 6 trong 1 phòng các bệnh: Bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm phổi, viêm màng não do HIB và viêm gan B. Việc kết hợp 6 bệnh trong 1 vắc xin làm giảm số lần tiêm cho bé, điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ bớt đau và tuân thủ lịch tiêm dễ dàng hơn, vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1 có giá là 1.015.000đ/mũi. Tùy vào thời điểm mà trung tâm Gia Nguyễn sẽ có hoặc hết vắc xin này. Bạn vui lòng gọi điện thoại đến tổng đài của chúng tôi theo số 1800 6595 (miễn phí) để đặt lịch, khi trung tâm có vắc xin sẽ liên hệ ngay với bạn để báo thông tin.
Trả lời: Các bằng chứng khoa học cho thấy việc tiêm cùng lúc nhiều vắc xin tạo hiệu quả miễn dịch cao như tiêm riêng lẻ từng loại vắc xin, và không gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ phơi nhiễm với hàng trẳm tác nhân gây bệnh và qua đó kích thích hệ miễn dịch của trẻ tạo miễn dịch. Ví dụ việc ăn uống và tiếp xúc với mọi người và đồ vật hàng ngày làm cho trẻ nhiễm nhiều tác nhân mới qua miệng và mũi hơn là tiêm chủng vắc xin. Ưu điểm của việc tiêm nhiều vắc xin cùng một lúc là làm giảm số mũi tiêm từ đó giảm số lần khó chịu hay đau của trẻ, giảm số lần đến cơ sở y tế để tiêm chủng, tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Trả lời: Ở những người có suy giảm miễn dịch, vắc xin có thể có hiệu quả thấp hơn trong thời kỳ suy giảm miễn dịch. Do đó nên hoãn tiêm vắc xin sống cho đến khi chức năng của hệ miễn dịch được cải thiện. Nếu đã tiêm vắc xin bất hoạt trong thời kì suy giảm miễn dịch thì cần phải tiêm nhắc lại vắc xin này khi hệ miễn dịch được phục hồi. Những người suy giảm miễn dịch thường có nguy cơ cao phản ứng sau khi tiêm vắc xin sống giảm độc lực vì không có khả năng ức chế sự nhân lên của vi rút sống giảm độc lực. Do đó, ở hầu hết những bệnh nhân mắc suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm vắc xin sống (sởi-quai bi-rubella, thủy đậu, cúm sống, zoster, sốt vàng, BCG, rota) bởi vì có thể gây biến chứng nặng sau tiêm vắc xin. Ngoại trừ vắc xin cúm bất hoạt, không nên tiêm vắc xin trong thời kỳ dùng thuốc hóa trị liệu và chiếu xạ. Các vắc xin bất hoạt đều an toàn cho những người bị suy giảm miễn dịch. Những người bị suy giảm miễn dịch nên tiêm các vắc xin cúm bất hoạt, vắc xin polysaccharide (như là phế cầu, não mô cầu và Hib). Những người trong cùng gia đình và những người có tiếp xúc gần và trực tiếp với những người suy giảm miễn dịch cũng nên được tiêm phòng vắc xin phù hợp theo lịch tiêm như vắc xin sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, rota, cúm.