Cách chăm sóc và theo dõi trẻ nhỏ sau tiêm chủng:
Tại phòng khám:
– Sau tiêm chủng, cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại khu vực chờ sau tiêm để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.
– Thông báo ngay với bác sĩ/điều dưỡng khi thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau:
+ Quấy khóc liên tục
+ Phát ban đỏ, sưng
+ Khó thở, tím tái
+ Sưng tại vị trí tiêm.
Tại nhà:
– Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phải tiếp tục quan sát trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:
+ Tình trạng chung, tinh thần, tình trạng ăn ngủ
+ Nhiệt độ, phát ban, khó thở
+ Các biểu hiện tại chỗ tiêm: sưng, đỏ.
– Cách chăm sóc trẻ và xử trí các phản ứng phụ thường gặp tại nhà:
+ Bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, uống nhiều nước.
+ Đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.
+ Sốt nhẹ: dùng thuốc hạ sốt khi trẻ thấy khó chịu hay khi sốt cao > 38,5 độ.
+ Sưng đỏ, đau chỗ tiêm: có thể chườm mát tại chổ, dùng hạ sốt giảm đau nếu cần.
+ Ngoài ra có thể có biểu hiện sưng khớp, sưng hạch…nhưng đa phần là tự khỏi sau vài ngày.
– Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau:
+ Khó thở kèm với phát ban hoặc sưng
+ Kiệt sức, nhợt nhạt, xanh xao, buồn ngủ hoặc bất tỉnh
+ Khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ
+ Sốt, nôn mửa và tiêu chảy trong vòng vài giờ sau khi tiêm
+ Co giật
+ Sưng đỏ và đau lan rộng tại chỗ tiêm hơn 3 ngày
+ Bầm tím hoặc chảy máu nhiều tại chỗ tiêm.