Huyết thanh uốn ván không phải là một loại vắc-xin mà là một loại sinh phẩm y tế trong thành phần có chứa kháng thể đặc hiệu kháng độc tố uốn ván. Huyết thanh SAT được dùng để điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh uốn ván (khi đã có triệu chứng) và dự phòng uốn ván trong các trường hợp bị các vết thương hay súc vật cắn.
Giới thiệu nguồn gốc huyết thanh kháng độc tố uốn ván
Huyết thanh kháng độc tố uốn ván (HTKĐTUV) tinh chế là dạng dung dịch không màu hoặc có màu vàng nhạt, có nguồn gốc từ huyết tương ngựa, sau khi gây miễn dịch, chứa kháng thể đặc hiệu kháng độc tố uốn ván.
Quy cách đóng gói và bào chế vắc-xin
Hộp 20 ống, hai vỉ, mỗi ống chứa hàm lượng 1500 đvqt
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
- Dự phòng bệnh uốn ván trong trường hợp bị các vết thương, vết cắn súc vật.
- Điều trị bệnh nhân bị bệnh uốn ván (khi đã có triệu chứng bệnh).
Chống chỉ định
- Những trường hợp có tiền sử dị ứng với HTKĐTUV nguồn gốc ngựa. Những trường hợp này nếu bắt buộc dùng nên dùng loại huyết thanh uốn ván nguồn gốc người.
- Phụ nữ đang mang thai.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng
Liều lượng:
- Dự phòng sau khi bị thương:
Nhất thiết phải dùng phương pháp Besredka: Tiêm 0,1 ml, chờ nửa giờ, tiêm 0,25 ml, chờ 1/2 giờ, nếu không phản ứng, tiêm hết liều còn lại. Liều thông thường HTKĐTUV ở người lớn và trẻ em để dự phòng sau khi bị thương là 1500 đvqt, tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Tăng liều gấp đôi đối với vết thương dễ gây uốn ván hoặc chậm trễ khi bắt đầu tiêm phòng hoặc ở người có thể trọng quá cao.
Mặc dù liều điều trị tối ưu và liều có hiệu quả trong điều trị bệnh uốn ván còn chưa được xác định, liều khuyên dùng cho người lớn và trẻ em là 3000 – 6000 đơn vị.
– Uốn ván sơ sinh: Sử dụng liều từ 5000 – 10.000 đvqt
– Trẻ em và người lớn: 50 000 – 100 000 đvqt, tiêm dưới da 1/2 liều và nửa còn lại tiêm bắp.
Cách dùng
Thận trọng khi sử dụng vắc-xin
- Cần phải tìm hiểu tiền sử dị ứng của bệnh nhân, sẵn sàng thuốc và các biện pháp chống sốc.
- Thử phản ứng mẫn cảm thuốc trước khi tiêm.
- Những trường hợp trước đây chưa dùng huyết thanh từ ngựa, tiêm 1 lần hết liều.
- Những trường hợp có kết quả phản ứng mẫn cảm dương tính thì phải dùng phương pháp giải mẫn cảm Besredka như sau: tiêm bắp hoặc dưới da liều 0,1 ml, theo dõi 30 phút, nếu không có phản ứng, tiếp tục tiêm liều 0,25 ml theo dõi 30 phút, nếu không có phản ứng xảy ra tiêm hết liều còn lại.
- Trường hợp cần thiết có thể dùng các thuốc kháng histamin trước khi tiêm huyết thanh.
- Thời kỳ cho con bú: hiện tại không có dữ liệu về vấn đề này.
- Quá liều khi sử dụng vắc-xin: Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
- HTKĐTUV không ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch đối với giải độc tố uốn ván hoặc giải độc tố uốn ván hấp phụ. Gây miễn dịch chủ động để phòng bệnh uốn ván nên tiến hành đồng thời với gây miễn dịch thụ động bằng HTKĐTUV; dù vậy HTKĐTUV cũng không được trộn lẫn trong cùng một bơm tiêm với giải độc tố uốn ván hoặc giải độc tố hấp phụ; cũng không được tiêm vào cùng một vị trí, vì khả năng trung hòa giải độc tố có thể xảy ra.
- Kháng thể HTKĐTUV có thể ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch đối với một vài loại vắc-xin virus sống (vắc-xin virus sởi sống, vắc xin virus quai bị sống, vắc- xin virus rubella sống). Nói chung việc dùng các vắc xin này nên hoãn lại 3 tháng sau khi tiêm HTKĐTUV. Nếu cần phải tiêm đồng thời HTKĐTUV và vắc xin tam liên sởi, quai bị, rubella hoặc một trong các thành phần của vắc xin này, vì sắp tiếp xúc với bệnh, thì khả năng gây miễn dịch của vắc xin có thể bị giảm. Nếu thực sự cần thiết thì nên tiêm vắc-xin virus sống vào một vị trí khác, cách xa hẳn với vị trí tiêm HTKĐTUV. Và nếu không có chứng cứ huyết thanh học rõ rệt về đáp ứng đối với vắc xin virus sống thì nên dùng thêm một liều vắc xin bổ sung 3 tháng sau đó.
- Do các chế phẩm có chứa globulin miễn dịch không có biểu hiện ảnh hưởng tới các đáp ứng miễn dịch của vắc-xin uống virus bại liệt sống, vắc-xin sốt vàng hoặc vắc-xin thương hàn đường uống (Ty21a) nên các vắc xin này có thể dùng đồng thời hoặc trước hay sau cùng với HTKĐTUV.
Tác dụng không mong muốn
- Những người có cơ địa dị ứng, người dùng huyết thanh nhiều lần thường có nguy cơ phản ứng dị ứng với huyết thanh như nổi mề đay, ngứa phù, viêm thận, trường hợp nặng có thể bị choáng, sốc phản vệ.
- Biểu hiện dị ứng có thể xảy ra ngay tức thời sau khi dùng huyết thanh, sau vài giờ hoặc 7 đến 10 ngày sau khi tiêm
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
- Bảo quản: Ở nhiệt độ từ +20C đến +80C, tránh đông đá.
- Hạn dùng: 24 tháng, kể từ ngày sản xuất.
- Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.