Các bài viết

MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ

1. Bệnh Lao (Tuberculosis).

Là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, trẻ nhỏ có thể mắc Lao kê, Lao màng não rất nguy hiểm.

Tiêm vắc xin BCG phòng Lao cho trẻ em trong vòng 1 tháng sau sinh sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc Lao.

2. Bệnh Viêm gan B (Hepatitis B).

Là bệnh rất rễ lây qua đường máu (dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục, lây truyền từ mẹ sang con (trong qua trình chuyển dạ đẻ).

Bệnh thường gây nên xơ gan, ung thư gan ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm đầy đủ vắc xin viêm gan B: Mũi 1 càng sớm càng tốt (tốt nhất 24 giờ đầu sau sinh) và có thể tiêm theo lịch 0-2-3-4 tháng, tiêm nhắc lại lần 1 sau 1 năm và nhắc lại lần 2 sau 5-10 năm.

3. Bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván (Diptheria, Pertussis, Tetanus).

Bệnh Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, bệnh có thể gây biến chứng nặng ở tim và thần kinh.

Bệnh Ho gà là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, triệu chứng là ho thành cơn và thường nôn và kiệt sức sau cơn ho. Viêm phổi là biến chứng thường gặp và dễ gây tử vong.

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở gây co cứng, co giật ngạt thở dẫn đến tử vong.

Các bệnh trên có thể phòng được nếu trẻ được tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván 3 liều lúc trẻ được 2,3,4 tháng tuổi và liều nhắc lại sau 1 năm.

4. Bệnh Bại liệt Polio (Poliomyelitis).

Là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa, trẻ bị bệnh thường có biểu hiện liệt chi, một số trường hợp liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong.

Những trường hợp qua khỏi để lại di chứng suốt đời. Để phòng bệnh Bại liệt cần uống hoặc tiêm đủ liều vắc xin phòng bệnh lúc trẻ được 2,3,4 tháng tuổi, liều nhắc lại sau 1 năm.

5. Bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do HIB.

Bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do HIB là những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Heamophilus Influenzae typ B gây ra, bệnh lây qua đường hô hấp và thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm màng não do HIB có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm vắc xin phòng HIB khi trẻ được 2,3,4 tháng tuổi, liều nhắc lại sau 1 năm.

6. Bệnh viêm dạ dày ruột do virus Rota.

Rota virus là nguyên nhân của 50% trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viện vì viêm dạ dày ruột – tiêu chảy nặng. Trẻ mắc Rota virus thường biểu hiện sốt, nôn, tiêu chảy mất nước và phải truyền dịch bù nước.

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, trẻ cần được uống vắc xin sớm nhất lúc 6 tuần tuổi (Rotarix, Rotavin) hoặc 7,5 tuần tuổi (Rotateq), uống đủ liều là cách tốt nhất để phòng bệnh.

7. Bệnh Cúm (Influenza).

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus cúm gây ra, triệu chứng chủ yếu là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng và ho. Bệnh nguy hiểm do lây lan nhanh thành dịch, biến chứng chủ yếu là viêm phổi hoặc bội nhiễm vi khuẩn.

Bệnh có thể phòng bằng tiêm vắc xin, liều đầu tiên cho trẻ 6 tháng tuổi và nhắc lại hàng năm.

8. Bệnh Sởi (Measles).

Là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, ở trẻ em bệnh gây suy giảm miễn dịch nên dễ biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng dẫn đến tử vong.

Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm đầy đủ vắc xin phòng Sởi, liều đầu tiên cho trẻ 9 tháng tuổi.

9. Bệnh Quai bị (Mumps).

Là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Biểu hiện sưng tuyến nước bọt phía dưới và trước tai là triệu chứng nổi bật của bệnh. Biến chứng thường gặp là viêm tinh hoàn hoặc buồng chứng dẫn đến vô sinh, ngoài ra còn có thể gặp biến chứng viêm não, màng não…

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên tiêm vắc xin là cách phòng bệnh tốt nhất.

10. Bệnh Rubella (còn gọi là bệnh Sởi Đức).

Là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây qua đường hô hấp, bệnh thường nhẹ ở trẻ với biểu hiện ban, sốt nhẹ và sưng hạch cổ … nhưng đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai mắc Rubella gây nên hội chứng rubella bẩm sinh cho trẻ sinh ra (thường là những dị tật bẩm sinh như đục thủy tinh thể, điếc, chậm phát triển trí tuệ…).

Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin (thường dùng  vắc xin phối hợp với vắc xin Sởi, Quai bị), liều đầu tiên cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

11. Bệnh Viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis).

Là bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi với biểu hiện viên não, màng não và có thể tiến triển nặng dẫn đến tử vong. Những trường hợp qua khỏi thường để lại di chứng nặng nề về tinh thần và vận động (liệt, rối loạn tâm thần).

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản khi trẻ đủ 12 tháng tuổi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.

12. Bệnh Thủy đậu (Varicella).

Là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp qua mụn nước trên da hoặc có thể truyền từ mẹ sang con. Bệnh có thể có những biến chứng như bội nhiễm nốt rạ để lại sẹo vĩnh viễn hoặc biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm phổi, viêm gan, viêm não …

Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh Thủy đậu khi trẻ 12 tháng tuổi.

13. Bệnh Viêm gan A (Hepatitis A).

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, gây tổn thương chủ yếu ở nhu mô gan. Biến chứng cũng có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Bệnh có thể phòng được bằng vắc xin viêm gan A, liều đầu tiên từ lúc trẻ 1 tuổi, liều 2 sau liều 1 từ 6 tháng đến 1 năm.

14. Bệnh Viêm màng não do Não mô cầu (Meningococal meningitis).

Là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, bệnh có tỷ lệ tử vong cao (đến 50% ở trẻ em), những trường hợp qua khỏi vẫn phải chịu biến chứng như: Tâm thần, điếc, liệt, động kinh …

Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh Não mô cầu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

15. Bệnh Viêm phổi do Phế cầu khuẩn (Streptococus pneumoniac).

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh khởi phát đột ngột với các biểu hiện như: Sốt, rét run, khó thở, ho có đờm màu gỉ sát. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong cao.

Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu dùng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và các nhóm người có nguy cơ cao như người già trên 65 tuổi, người thiếu máu, suy tim, suy thận, đái thái đường …

16. Bệnh Thương hàn (Typhoid Fever).

Là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, biểu hiện chính của bệnh là sốt tăng dần, rối loạn tiêu hóa, gan to. Chảy máu ruột và thủng ruột là biến chứng thường gặp và gây tử vong.

Dùng vắc xin phòng bệnh là phương pháp đặc hiệu, chủ động và có hiệu quả cao.

17. Bệnh Ung thư cổ tử cung do HPV.

Là bệnh nguy hiểm, bệnh tiến triển âm thầm, thường không có biểu hiện rõ, thường phát hiện ở giai đoạn muộn.

Tiêm vắc xin cho phụ nữ từ 9 – 26 tuổi kết hợp kiểm tra định kỳ là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.

Các tin liên quan