1. Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng dịch hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên không có vắc xin nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. |
2. Cũng như thuốc, vắc xin có thể gây ra những tác dụng không mong muốn sau tiêm chủng: |
– Hầu hết các tác dụng không mong muốn sau tiêm chủng thường nhẹ và tự khỏi trong thời gian ngắn như đau tại chỗ tiêm, trẻ quấy khóc, sốt nhẹ dưới 38°C … |
– Đặc biệt có tác dụng không mong muốn xẩy ra nhanh (Sốc phản vệ gặp ngay sau tiêm – tỷ lệ khoảng 1/1.000.000). Vì vậy, nên lưu trẻ tại phòng theo dõi sau tiêm 30 phút để theo dõi và tiếp tục theo dõi tại nhà sau 24 giờ. |
3. Tuyệt đối không bôi hoặc đắp bất cứ thứ gì lên hoặc xung quang chỗ tiêm. |
4. Không đi tiêm chủng khi đang mắc các bệnh cấp tính, sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C, đang hoặc mới kết thúc liều điều trị thuốc corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày; trẻ mới dùng các sản phẩm glubulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ trường hợp trẻ đang sử dụng glubulin miễn dịch điều trị viêm gan B). Những trường hợp trên không áp dụng với tiêm phòng dại. |
5. Cần lưu giữ sổ (phiếu) tiêm chủng để giúp cho việc theo dõi sức khỏe và theo dõi tiêm chủng được tốt hơn. Nhớ mang theo sổ (phiếu) khi đi tiêm chủng. |
6. Đọc kỹ lịch tiêm chủng các loại vắc xin, quy trình tiêm chủng và theo dõi sau tiêm chủng đã in trong sổ này để biết thêm thông tin về vắc xin và tiêm chủng. |
7. Đưa tẻ đi tiêm chủng đúng theo lịch hẹn của bác sỹ. |
NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ NÊN BIẾT VỀ VẮC XIN VÀ TIÊM CHỦNG
Các tin liên quan