Cẩm nang

QUY TRÌNH TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 TẠI VIỆT NAM ĐƯỢC TRIỂN KHAI Ở CẤP ĐỘ AN TOÀN CAO NHẤT

Với phương châm “Tiêm đến đâu an toàn đến đó”, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới. (GS.TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Bộ Y tế)

Theo GS.TS Đặng Đức Anh, với quy trình tiêm chủng cấp độ an toàn cao nhất, các cơ sở tiêm chủng vắc xin phải đạt tiêu chuẩn theo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi phản ứng và được hướng dẫn tiếp tục theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm; công tác cấp cứu đề phòng trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng phải luôn sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người được tiêm chủng.

Hiện nay, vắc xin Covid-19 đang được tiêm chủng tại Việt Nam là vắc xin do hãng AstraZeneca sản xuất, được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Oxford (Vương quốc Anh). Vắc xin này đã được sử dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 6 châu lục với khoảng 17 triệu người tại Châu Âu đã được tiêm chủng. Vắc xin AstraZeneca có thể bảo quản ở điều kiện nhiệt độ lạnh thông thường từ 2-8 độ C, phù hợp với hệ thống dây chuyền lạnh có nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Vắc xin AstraZeneca được Chính phủ Việt Nam phê duyệt sử dụng có điều kiện do nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19 từ ngày 1/2/2021 và được chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên với lịch tiêm 2 liều cách nhau 4-12 tuần.

Theo cập nhật gần đây của nhà sản xuất, 3 tuần sau tiêm liều 1 hiệu lực của vắc xin là 76%; và sau khi hoàn thành liều 2 với khoảng cách 12 tuần giữa 2 liều, hiệu lực của vắc xin tăng lên 82%. Các dữ liệu về hiệu lực và tính an toàn của vắc xin đối với người trên 65 tuổi còn hạn chế. Vắc xin chỉ định cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch … nếu những người này thuộc nhóm nguy cơ cao và lợi ích của tiêm vắc xin vượt trội so với nguy cơ mắc bệnh.

Đối với nhóm người mắc Covid-19 cấp tính đã được xét nghiệm chẩn đoán dương tính bằng phương pháp RT-PCR, có thể được chỉ định tiêm sau 6 tháng khỏi bệnh. Nhóm người có tiền sử sử dụng kháng thể kháng Covid-19 điều trị trước đó, việc tiêm chủng vắc xin được khuyến cáo ít nhất sau 9 tháng điều trị kháng thể kháng Covid-19. Chống chỉ định tiêm vắc xin với những người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, có tiền sử sốc hoặc phản ứng lần sau lần tiêm chủng vắc xin Covid-19 trước.

GS.TS Đặng Anh Đức lưu ý, sau khi tiêm vắc xin có thể gặp một số dấu hiệu như chỗ tiêm nhạy cảm (>60%), nổi, đỏ, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu (50%), đau cơ, khó chịu (> 40%), sốt, ớn lạnh (>30%), đau khớp, buồn chán (>20%), tắm, bồn chồn… Đó là các phản ứng thông thường và sẽ hết sau vài ngày. Điều này cho biết cơ thể của người được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đang tạo ra miễn dịch sau khi tiêm vắc xin để phòng bệnh. Các phản ứng ít gặp bao gồm chóng mặt, đau bụng, sưng hạch, vã mồ hôi, ngứa, phát ban. Phản ứng nặng sau tiêm vắc xin là rất hiếm gặp.

Nguồn Bệnh viện Quân y 105

Các tin liên quan